Lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại Việt Nam là những ai?
Lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại Việt Nam là những người đã qua đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc các chuyên ngành khác ít nhất 1 năm ở cơ sở đào tạo nước ngoài và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo ở tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.
Một số chức danh lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm: kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật tích hợp liên ngành… Thông thường, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất… và các doanh nghiệp ngoài sự quản lý của Ban quản lý các khu.
Theo quy định, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc trên 3 tháng bắt buộc phải có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Trình tự các bước xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài
Thủ tục các bước làm giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài gồm 3 bước:
Bước 1: Xin công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.
Thời gian thực hiện thủ tục xin công văn chấp thuận là trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ là Bạn quản lý hoặc Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh/thành phố.
Thủ tục hồ sơ xem tại: Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài là gì?
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật.
Yêu cầu về hồ sơ gồm:
– Giấy khám sức khỏe Việt Nam bản gốc, khám sau ngày 11/02;
– Lý lịch tư pháp nước ngoài đã hợp pháp hóa lãnh sự hoặc Lý lịch tư pháp Việt Nam bản gốc (thời hạn trong 6 tháng kể từ ngày cấp);
– Bằng cấp hoặc chứng chỉ chứng minh được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm đã hợp pháp hóa lãnh sự;
– Xác nhận kinh nghiệm tại vị trí tương đương từ 3 năm trở lên đã hợp pháp hóa lãnh sự;
– Hộ chiếu gốc của người nước ngoài;
– 02 hình 4*6cm, nền trắng, mặc áo sơ mi, không đeo kính;
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu số 7.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Tùy thuộc doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp mà nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật tại Ban quản lý khu công nghiệp hoặc Sở lao động, thương binh và xã hội.
Hồ sơ hợp lệ sẽ trả kết quả sau 5 – 7 ngày làm việc. Trường hợp thiếu phải yêu cầu bổ sung giấy tờ thì thời gian xét duyệt sẽ kéo dài hơn.
Chi phí xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài
Phí xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lệ phí nhà nước thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động ở từng địa phương; phí làm giấy tờ, hồ sơ: giấy khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng…
Xem chi tiết: Lệ phí nhà nước cấp giấy phép lao động tại 63 tỉnh, thành
Có nên tự xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài?
Nhiều doanh nghiệp muốn tự xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật, tuy nhiên họ gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ. Hoàn chỉnh một bộ hồ sơ xin giấy phép lao động cần phải có đủ kinh nghiệm và thời gian để xử lý các văn bản giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, trong quá trình làm hồ sơ những chi phí phát sinh là điều không thể tránh khỏi nếu người thực hiện không am hiểu quy trình và biết cách giải quyết các thủ tục pháp lý.
Quý khách đang cần tìm một đơn dịch vụ uy tín và chuyên về giấy phép lao động? Công ty Nhị Gia với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ giúp Quý khách thực hiện thủ tục giấy phép lao động trọn gói, tỷ lệ đậu hồ sơ lên đến 99%. Thời gian nhận kết quả nhanh chóng theo từng trường hợp với mức phí dịch vụ tối ưu và tuyệt đối không phát sinh chi phí. Hãy liên hệ với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654 để được tư vấn và báo giá dịch vụ giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật.